Kết quả tìm kiếm cho "bà con Khmer"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1376
Ngày 26/7, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh An Giang phối hợp UBND xã Ô Lâm và ban giám hiệu 3 Trường Tiểu học: “A” An Tức, “B” Ô Lâm và “A” Ô Lâm tổ chức tặng quà học sinh đồng bào Khmer có hoàn cảnh khó khăn, nhân sự kiện Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh An Giang và Kiên Giang hợp nhất, chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN các xã, phường trên địa bàn tỉnh tổ chức viếng Nghĩa trang Liệt sĩ, tri ân các Anh hùng dân tộc.
Không cần những bài phát biểu hoa mỹ, anh Trần Văn Hây - Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp Ngọc Tân, xã Ngọc Chúc (tỉnh An Giang) chọn cách gần dân, hiểu dân và làm cùng dân để tạo niềm tin, xây dựng sự đồng thuận. Từ việc hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính, vận động xây cầu, mở đường đến thành lập tổ nuôi gà đã tạo nên những đổi thay từ cơ sở.
Nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng các loại cây trái đặc trưng, nông sản sạch của người dân thành thị, nhiều hộ dân vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang) đã đưa các mặt hàng này ra phố, góp phần nâng cao thu nhập.
Trong 2 ngày (22 và 23/7), đoàn từ thiện xã Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp) phối hợp UBMTTQVN 2 xã Cô Tô và Ô Lâm (tỉnh An Giang) tổ chức trao tặng 400 phần quà cho hộ nghèo và học sinh đồng bào Khmer có hoàn cảnh khó khăn. Tổng kinh phí đợt phát quà 87 triệu đồng, do các nhà hảo tâm tỉnh Đồng Tháp đóng góp.
Nhiều đảng viên cao tuổi vẫn không ngừng cống hiến trí tuệ, kinh nghiệm và tâm huyết cho sự phát triển của địa phương. Họ chính là những tấm gương sáng, góp phần khơi dậy sức dân, lan tỏa niềm tin và tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với Nhân dân.
Xã Ô Lâm có hơn 65% đồng bào Khmer sinh sống. Quá trình đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhiều thế hệ đồng bào Khmer nơi đây anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Để tri ân các anh hùng liệt sĩ, tỉnh An Giang và xã Ô Lâm luôn quan tâm, huy động nguồn lực xã hội thực hiện hiệu quả công tác chăm lo cho gia đình chính sách và người có công.
Từ những bao gạo nhỏ trao tận tay người già neo đơn, ông Huỳnh Lạ - Chi hội trưởng Chi hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo xã Định Hòa lan tỏa tình người bằng những việc làm cụ thể, góp phần xây dựng mô hình “Dân vận khéo” “Vận động giúp đỡ hộ có hoàn cảnh khó khăn”.
Về vùng Bảy Núi dễ dàng bắt gặp những hàng cây thốt nốt trải dài trên cánh đồng lúa xanh mướt, tạo khung cảnh nên thơ, yên bình nơi vùng biên giới Tây Nam Tổ quốc. Cây thốt nốt còn là nguồn nguyên liệu quý, tạo ra các sản vật mang lại giá trị kinh tế cho người dân.
Nằm giữa khung cảnh thanh bình của vùng biên giới Tịnh Biên, chùa Tà Ngáo là nơi lưu giữ loại hình nghệ thuật độc đáo của người Khmer vùng Bảy Núi: Diễn tấu trống Chhay Dăm.
Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, người dân xã An Cư có nhiều kỳ vọng về quá trình đổi mới của quê hương. Về An Cư những ngày này sẽ thấy không khí phấn khởi trên những tuyến đường trải nhựa phẳng phiu, những cánh đồng chuẩn bị thu hoạch.
Sau khi sáp nhập, xã Ô Lâm có trên 65% dân số là đồng bào Khmer. Xác định những cơ hội, thách thức sau khi sáp nhập, địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng chính quyền phục vụ người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tốt hơn. Đồng thời, đề ra chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đưa địa phương ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng đi lên.